Theo đuổi nghề freelancer đang trở nên rất thịnh hành được đông đảo các bạn trẻ đón nhận. Có rất nhiều người thành công và có thu nhập ổn định, dài hạn với việc làm freelancer. Vậy nhưng có người lại loay hoay mãi không có được một dự án nào trong tay. Nguyên nhân chính là do profile chưa thể hiện được năng lực, không tạo được sự ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.
Làm sao để xây dựng một profile nổi bật, để lại dấu ấn lớn với nhà tuyển dụng? Mời bạn theo dõi chi tiết thông tin xây dựng proflie khi làm freelancer trong bài viết này.
3 Sai lầm nổi cộm khi xây dựng profile, freelancer đã biết điều này?
Rất nhiều freelancer không chú trọng việc xây dựng một hồ sơ đặc biệt hoặc cung cấp thông tin rất chung chung. Khi xây dựng hồ sơ freelancer bạn cần tránh 3 sai lầm sau đây.
1. Thông tin liên lạc ít ỏi, chưa có avatar
Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ với năng lực nổi trội, nhiều kĩ năng chuyển hướng tìm việc làm freelancer. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các freelancer trở nên gay gắt hơn. Khách hàng sẽ chỉ chọn những người làm freelancer tạo cho họ thấy sự khác biệt.
Khi tạo một profile freelancer bạn cần bổ sung đầy đủ thông tin cá nhân từ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, hình ảnh đại diện phải thể hiện được sự nghiêm túc với công việc freelancer bạn đang theo đuổi.
Đây là những thông tin cơ bản, bắt buộc phải có để bạn chứng thực bản thân người thật việc thật, tạo niềm tin đối với khách hàng.
Cần lưu ý, ảnh đại diện được chụp ở nơi có phông nền tối giản, đầy đủ ánh sáng, nhìn thẳng về phía trước và hơi mỉm cười nhằm tạo sự thân thiện. Nhiều khách hàng cũng sẽ có những đánh giá ban đầu thông qua avatar của freelancer. Ngoài ra, các hình thức liên lạc như số điện thoại, email cần được đưa vào để khách hàng thuận tiện trong việc liên lạc và trao đổi công việc.
2. Thiếu chia sẻ về kinh nghiệm làm việc
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ thông tin, freelancer đừng quên chia sẻ những kĩ năng, kinh nghiệm trong công việc. Điều này giúp khách hàng biết được năng lực, kĩ năng của bạn có phù hợp với yêu cầu công việc hay không.
Trong quá trình làm việc, học hỏi và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, freelancer cần chú ý không nên bổ sung kĩ năng mà bản thân chưa từng thực hiện. Bởi khách hàng cần người đáp ứng được công việc chứ không phải người “tô vẽ” bản thân quá nhiều.
3. Portfolio chưa đủ nổi bật
Bạn muốn thành công trong quá trình làm việc freelancer, tìm việc online thì một proflie với các kĩ năng, kinh nghiệm là chưa đủ. Điều quan trọng khi làm freelancer là bạn phải chứng minh được những kĩ năng, kinh nghiệm đó. Chứng minh rằng năng lực của bạn đủ để đáp ứng yêu cầu công việc và thời hạn dự án cho khách hàng.
Vì vậy, bạn hãy tạo một portfolio thật ấn tượng và nổi bật để quảng bá bản thân. Portflolio được ví như một tài liệu về cá nhân bạn tập hợp các dự án nổi bật, các công việc đã thành công trước đó. Portfolio trở thành cơ sở chính để khách hàng đưa ra quyết định chọn bạn cho dự án bên cạnh các kĩ năng, kinh nghiệm có được.
Lời kết
Tạo một proflie nổi bật thể hiện được đầy đủ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và kĩ năng sẽ giúp freelancer thuận lợi hơn trong hành trình theo đuổi nghề freelancer. Vô vàn cơ hội việc làm đa ngành nghề lĩnh vực để bạn thử sức ngay hôm nay.